Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

NỢ ÂN TÌNH


Tiếc thương CHIẾN SĨ TRẬN VONG 




...Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao ... 


Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Văn đâu nhất thiết phải là người ? Nói văn là người nhiều khi chẳng đúng ...




NGUYỄN TRỌNG LUÂN
Đêm cuối cùng mẹ ru con

Viết tặng Mẹ đồng đội tôi, liệt sỹ Phí Văn Măng

Biền biệt bốn chục năm mẹ đón con về
Đồng đã gặt rồi, đón con rơm vàng xóm ngõ
Tám mươi tuổi mẹ lại bồng con, vườn nhà nức nở
Nức nở tiếng ru à...ơi!

Đêm nay nhà mình đèn lại sáng choang
Nước mắt tưởng khô mấy chục năm không khô nổi
Thức cùng con đêm nay
Mai con lại đi rồi

Mẹ lại bồng con à ơi!
Hài cốt quấn vuông vải mới
Có tã lót nào đau xé lòng đến thế
Mẹ ru con quằn quại tiếng trống kèn



Cái tên cửa ngõ Sài Gòn
Ba ba năm mẹ nằm mơ, đêm nào cũng thấy.
Ngày Một, ngày Rằm thắp hương bánh Cáy
Ngày thường rau tập tàng cua ốc...à ơi!

Mai lại đưa con đi với đồng đội con rồi
Nghĩa trang heo heo gió tím
À...ơi...! Ngủ đi con, đêm nay mẹ ru con lần cuối
À...ơi!

Hà Nội, tháng 12-2008
N.T.L


-------

Đọc bài thơ trên tôi thấy mình xúc động, và tôi (có lẽ cũng như ít nhiều người đọc khác )  đã rưng rưng thương cảm cho những bà mẹ miền bắc xa xôi tội nghiệp. Bởi có người Việt Nam nào mà không phải da vàng , máu đỏ ? Có bà mẹ VN nào ngồi khóc với xác con mà chẳng thấy đáng thương ?

Nhưng vì đâu anh chết ? Vì ai anh phải chết ?

 
Thử trả lời những câu hỏi này, và phải có sự dũng cảm dám nhìn thẳng vào thực tế xã hội, đất nước, con người VN hôm nay, bằng một cái nhìn thấu suốt, chân thật, thì mới thấy hết được tính chất nghiệt ngã của những cái chết tưởng như là vinh quang nhưng hóa ra lại hoàn toàn vô nghĩa lý và quả là không cần thiết ...

Rồi khi tìm hiểu thêm và biết được ít nhiều về tác giả Nguyễn Trọng Luân thì tôi lại thấy chán quá chán, đọc văn của ổng cũng rặt chỉ  thấy chán chết bà, bởi vì nó không có được bao nhiêu % sự thật. Chỉ toàn những thứ cảm tính một chiều và những hào quang bốc phét của một dĩ vãng sai lầm. Tác giả thường có những hoang tưởng tự hào về chiến tích và cách nhìn địch ta lộn xộn, mà ông ấy không tự hiểu được thân phận của mình và của những đồng đội ông ấy : thân phận của một kẻ chiến binh xâm lược, thân phận của những kẻ đã đi gieo rắc tai ương chết chóc cho chính những đồng bào ruột thịt của mình, nói một cách trần trụi hơn, thì đó là những kẻ đi ăn cắp ( ăn cướp) mất hạnh phúc, tự do của chính nhân dân mình, của dân tộc mình ... rồi tự cho mình là vẻ vang, là vinh quang, là yêu nước ... v.v... 


Không - Trăm lần không - Ngàn lần không - Những kẻ chiến đấu dưới ngọn cờ xâm lược không bao giờ là vẻ vang cả ...

Nếu có kẻ nào còn tự hào về những chiến tích giết dân, hại nước ấy, thì đó chính là những lũ thú người ...

- Lũ thú người nhảy múa huênh hoang
Ngửa mặt hú mãi một bài ca chủ nghĩa ...

( Thơ TRỊNH NGỮ NGÔN)
 

Thơ văn có đi được vào lòng người, có đi được cùng năm tháng mãi mãi hay không ... cũng còn tùy thuộc rất nhiều ở nhân cách của chính những nhà văn, nhà thơ ấy ...

                                           Chiến thắng "Bạch Đằng trên cạn " của lũ thú người không tim, không óc .

Việt Nam ơi

  
Việt Nam ơi

Những áo quần rách rưới
Những hàng cây đắm mình vào bóng tối
Chiều mờ sương leo lắt đèn dầu
Lũ trẻ ngồi quanh mâm gỗ
Lèo tèo mì luộc canh rau

Mấy mươi năm vẫn mái tranh này
Dòng sông đen nước cạn
Tiếng loa đầu dốc lạnh
Tin chiến trận miền xa

Những người đi chưa về
Những quả bom hầm hào sụt lở
Những tên tướng những lời hăm dọa
Người ta định làm gì Người nữa
Việt Nam ơi?

Mấy mươi năm đã mấy lớp người
Chia lìa gục ngã
Đã tận cùng nỗi khổ
Người ta còn muốn gì Người nữa
Việt Nam ơi?
Người đau thương, tôi gắng gượng mỉm cười
Gắng tin tưởng nhưng lòng tôi có hạn
Chiều nay lạnh, tôi nghẹn ngào muốn khóc
Xin Người tha thứ, Việt Nam ơi

Tổ quốc là nơi tỏa bóng yên vui
Nơi nghĩ đến lòng ta yên tĩnh nhất
Nhưng nghĩ đến Người lòng tôi rách nát
Xin Người đừng trách giận, Việt Nam ơi

Tôi làm sao sống được nếu xa Người
Như giọt nước bậu vào bụi cỏ
Như châu chấu ôm ghì bông lúa
Người đẩy ra tôi lại bám lấy Người
Không vì thế mà Người khinh tôi chứ
Việt Nam ơi.

Không vì tôi đau khổ rã rời
Mà Người ghét bỏ?
Xin Người đừng nhìn tôi như kẻ lạ
Xin Người đừng ghẻ lạnh, Việt Nam ơi

Người có triệu chúng tôi, tôi chỉ có một Người
Tất cả sẽ ra sao
Mảnh đất nghèo máu ứa?
Người sẽ đi đến đâu
Hả Việt Nam khốn khổ?
Đến bao giờ bông lúa
Là tình yêu của Người?

Đến bao giờ ngày vui
Như chim về bên cửa?
Đến bao giờ Người mới được nghỉ ngơi
Trong nắng ấm và tiếng cười trẻ nhỏ?
Đến bao giờ ? đến bao giờ nữa
Việt Nam ơi?

(Lưu Quang Vũ - Tập thơ Bầy Ong Trong Đêm Sâu)