Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013
Văn đâu nhất thiết phải là người ? Nói văn là người nhiều khi chẳng đúng ...
NGUYỄN TRỌNG LUÂN
Đêm cuối cùng mẹ ru con
Viết tặng Mẹ đồng đội tôi, liệt sỹ Phí Văn Măng
Biền biệt bốn chục năm mẹ đón con về
Đồng đã gặt rồi, đón con rơm vàng xóm ngõ
Tám mươi tuổi mẹ lại bồng con, vườn nhà nức nở
Nức nở tiếng ru à...ơi!
Đêm nay nhà mình đèn lại sáng choang
Nước mắt tưởng khô mấy chục năm không khô nổi
Thức cùng con đêm nay
Mai con lại đi rồi
Mẹ lại bồng con à ơi!
Hài cốt quấn vuông vải mới
Có tã lót nào đau xé lòng đến thế
Mẹ ru con quằn quại tiếng trống kèn
Cái tên cửa ngõ Sài Gòn
Ba ba năm mẹ nằm mơ, đêm nào cũng thấy.
Ngày Một, ngày Rằm thắp hương bánh Cáy
Ngày thường rau tập tàng cua ốc...à ơi!
Mai lại đưa con đi với đồng đội con rồi
Nghĩa trang heo heo gió tím
À...ơi...! Ngủ đi con, đêm nay mẹ ru con lần cuối
À...ơi!
Hà Nội, tháng 12-2008
N.T.L
-------
Đọc bài thơ trên tôi thấy mình xúc động, và tôi (có lẽ cũng như ít nhiều người đọc khác ) đã rưng rưng thương cảm cho những bà mẹ miền bắc xa xôi tội nghiệp. Bởi có người Việt Nam nào mà không phải da vàng , máu đỏ ? Có bà mẹ VN nào ngồi khóc với xác con mà chẳng thấy đáng thương ?
Nhưng vì đâu anh chết ? Vì ai anh phải chết ?
Thử trả lời những câu hỏi này, và phải có sự dũng cảm dám nhìn thẳng vào thực tế xã hội, đất nước, con người VN hôm nay, bằng một cái nhìn thấu suốt, chân thật, thì mới thấy hết được tính chất nghiệt ngã của những cái chết tưởng như là vinh quang nhưng hóa ra lại hoàn toàn vô nghĩa lý và quả là không cần thiết ...
Rồi khi tìm hiểu thêm và biết được ít nhiều về tác giả Nguyễn Trọng Luân thì tôi lại thấy chán quá chán, đọc văn của ổng cũng rặt chỉ thấy chán chết bà, bởi vì nó không có được bao nhiêu % sự thật. Chỉ toàn những thứ cảm tính một chiều và những hào quang bốc phét của một dĩ vãng sai lầm. Tác giả thường có những hoang tưởng tự hào về chiến tích và cách nhìn địch ta lộn xộn, mà ông ấy không tự hiểu được thân phận của mình và của những đồng đội ông ấy : thân phận của một kẻ chiến binh xâm lược, thân phận của những kẻ đã đi gieo rắc tai ương chết chóc cho chính những đồng bào ruột thịt của mình, nói một cách trần trụi hơn, thì đó là những kẻ đi ăn cắp ( ăn cướp) mất hạnh phúc, tự do của chính nhân dân mình, của dân tộc mình ... rồi tự cho mình là vẻ vang, là vinh quang, là yêu nước ... v.v...
Không - Trăm lần không - Ngàn lần không - Những kẻ chiến đấu dưới ngọn cờ xâm lược không bao giờ là vẻ vang cả ...
Nếu có kẻ nào còn tự hào về những chiến tích giết dân, hại nước ấy, thì đó chính là những lũ thú người ...
- Lũ thú người nhảy múa huênh hoang
Ngửa mặt hú mãi một bài ca chủ nghĩa ...
( Thơ TRỊNH NGỮ NGÔN)
Thơ văn có đi được vào lòng người, có đi được cùng năm tháng mãi mãi hay không ... cũng còn tùy thuộc rất nhiều ở nhân cách của chính những nhà văn, nhà thơ ấy ...
Chiến thắng "Bạch Đằng trên cạn " của lũ thú người không tim, không óc .
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Hiệp định Paris 1973 là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Có hiệu lực : 28 tháng 1 năm 1973
Trả lờiXóa***
Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973 là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân vật chủ yếu trong cuộc đàm phán, đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1973. Nhưng Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận giải này.
Ngày ký : 27 tháng 1 năm 1973
Địa điểm : Paris, Pháp
Có hiệu lực : 28 tháng 1 năm 1973
XIN LỖI THÁNG TƯ !
Trả lờiXóaBình Ngọc
Thời trai trẻ, gác bút nghiên, gác mọi ước mơ ...lên đường " đánh Mỹ!"
Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim!
Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn.
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót , áo sờn vai thấm lạnh!
Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con về!
"Ba mươi tháng Tư" : Bên Thắng cuộc, hả hê!!!
Con trở thành kẻ "kiêu binh!" trong đoàn "quân Giải phóng!"
Nhưng! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai???
Chỗm trệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
Đáy xã hội, nhiều "dân oan!" mất đất.
Những nghịch lý, tai ương...chồng chất!
Khoảng cách "sang, hèn" cứ rộng mãi ra.
Người ở "quê" không còn tha thiết với "ao nhà".
Tràn vào Miền Nam "ngoạ, chiếm, xâm canh...từ núi, rừng, chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía ....!"
Ngay như nhà ta thôi!
Chỉ có mình tôi "gọi là : góp công giải phóng".
Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào.
Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt chó, thuốc Lào ...
Thậm Chí có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, đĩ điếm, bụi đời...
Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người "ngoài ấy".
Còn đố ai tìm thấy bóng dáng người "miền trỏng!" hiện diện trên quê hương mình đấy?
Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang ???
Quê Hương tôi, tên thật đẹp (làng Vàng).
Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
Không hiểu vì sao nhiều người "bỏ tất ?" để vào Nam chen lấn, đua đòi?
Riêng tôi
Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời .
Vẫn cháy bỏng! Muốn được về nơi mình "chôn nhau, cất rốn!"
Đã mấy năm nay, tôi đã làm kẻ "chạy trốn!"
Trốn khỏi "sai lầm !" những năm, tháng ...đã đi qua!
Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà!
Tập làm nông, ngớ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, và "Hoài niệm!" thuở ấu thơ ....
Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó.
Cửa, cổng nhà tôi cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi giông, nổi gió ...
Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
Xin lỗi ! "tháng Tư!"
Xin lỗi ! Miền Nam, những việc tôi đã làm!
Xin lỗi tất cả!
Cả những người "bên thua cuộc!"
Biết sao được !
Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời cuộc
Nhưng : Lẽ đời, Đen, trắng phải phân minh!
Xin lỗi! "Tháng Tư!"
Hãy tha thứ cho mình! Rất chân thành, chứ không phải lời giả dối.
BÌNH-NGỌC.
https://mail.google.com/mail/u/0/?shva=1#inbox/13f43b5911c71ce0