Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Koibito Yo

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Nguoi-Yeu-Dau-Oi-Lam-Truong/IWZAA6IF.html

Karehachiru yuugurewa kuruhi no samusa wo monogatari.
Ame nikowareta benchi niwa ai wo sasayaku uta mo nai
Koitbitoyo, sobaniite
Kogoeru watashi no sobaniiteyo letnot2zn[1].jpg
Sos hite hitokoto
Kono wakarebanashiga
Joda ndayoto
Waratte hoshii

Người tình đi xa tít mãi nơi chân trời .
Trời thì u tối, mùa đông đang đi tới, ngày dài quá dài
Mưa vẫn rơi mù khơi, mưa tơi bời
Từng giọt mưa trên mái ngói nghe như lời cùng tôi khóc cho tôi
Người tình ơi hỡi ơi, trở về đây với tôi, nép bên bờ vai bên tôi hay ngồi và nói những câu buồn vui
Và người hãy âu yếm với tôi dù chỉ là những câu nói dối với tôi
Nói lên câu ân tình
Tình đã chết nơi xa vời
Người yêu dấu ơi từ đây cách xa
Nói câu biệt ly bên tai tôi còn vẳng tiếng đớn đau
Còn vừa mới e ấp cho nhau
Cuộc đời thoáng chan chứa những trăng sao
Bỗng như cơn mưa rào
Tình đã chết nơi xa vời 






Link: http://www.youtube.com/watch?v=_x6vqS_V5Og
Koibito Yo Link: http://www.youtube.com/watch?v=9ET2Q21wVG8 Người yêu dấu ơi (Ngọc Tân hát) Link: http://www.youtube.com/watch?v=YQz1m8KIOvM Hận tình trong mưa (lời Việt của Phạm Duy, Dương Triệu Vũ hát) http://www.itsuwamayumi.com/top/index.html

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Thủa làm thơ yêu em

Thủa làm thơ yêu em

Thủa làm thơ yêu em
Trời mưa chưa ướt áo
Hoa cúc vàng chân thềm
Gió mây lưng bờ dậu

Chiều sương đầy bốn phía
Lòng anh mấy cách xa
Tiếng đời đi rất nhẹ
Nhịp sầu lên thiết tha

Thủa làm thơ yêu em
Cả dòng sông thương nhớ
Cả vai cầu tay nghiêng
Tương tư trời thành phố

Anh đi rồi lại đến
Bài thơ không hết lời
Bao nhiêu lần hò hẹn
Sớm chiều sao xa xôi

Mười bảy năm chợt thức
Bây giờ là bao giờ
Bàn tay trên mái tóc
Nghìn sau còn bâng quơ


Trần Dạ Từ 

------

 Hỏi Ngưòi Còn Nhớ Đến Ta (Hoàng Thi Thơ)
 


Hỏi vì sao đông buồn mưa tuôn lạnh giá....
Hỏi vì sao mây ngàn bỏ núi bay xa ..
Hỏi vì sao thu vàng mùa thu đổ lá???
Và hỏi tại sao thế giới đông người nhưng chỉ
thấy riêng ta??
Hỏi vì sao con thuyền ra đi bỏ bến ...
Một người mang mong chờ sầu tím không gian...
Để hằng đêm trông trời nhìn sao lặng đếm...
Nỗi buồn hàng đêm cứ mãi tăng dần theo nhịp
bước lang thang.....
Hỏi, hỏi trời, trời vờ câm nín....
Hỏi, hỏi người, người nỡ quay lưng...
Hỏi, hỏi lòng, nhưng có hỏi cũng bằng không ..
Thôi đành hỏi em thì bỗng dưng nước mắt em tuôn một dòng....
Hỏi tình xưa trông chờ sao ai chẳng đến???
Hỏi người xưa tôn thờ còn nhớ hay quên???
Hỏi ngày nao con thuyền lại quay về bến???
Và hỏi tại sao thế giới đông người anh chỉ
thấy riêng em......



 

Thơ cũ của nàng

Thơ cũ của nàng
Trần Dạ Từ


Người đi qua đời tôi
Trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời
Mây mù lên mấy biển
Người đi qua đời tôi
Hồn lưng mùa rét mướt
Đường bay đầy lá mùa
Vàng xưa đầy dấu chân
Lòng vắng như ngày tháng
Đen tối vùng lãng quên

Người đi qua đời tôi
Chiều ầm vang tiếng sóng
Bàn tay mềm khói sương
Tiếng hát nào hơ nóng

Người đi qua đời tôi
Nghe những lời linh hồn
Phi lao dài tiếng ru
Êm ái lòng hối tiếc
Trên lối về nghĩa trang
Trong mộ phần tối đen

Người đi qua đời tôi
Không nhớ gì sao người
Em đi qua đời anh
Không nhớ gì sao em

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc thành nhạc phẩm Người đi qua đời tôi.


 Người đi qua đời tôi - Trần Thái Hòa

Người đi qua đời tôi trong những chiều đông sầu.
Mưa mù lên mấy vai gió mù lê mấy trời
Người đi qua đời tôi, hồn lưng miền rét mướt,
Vàng xưa đầy dấu chân, đen tối vùng lãng quên.

Bàn tay mềm khói sương, tiếng hát nào hơ nóng. Và ai qua đời tôi, chiều âm vang ngàn sóng.
Trên lối về nghĩa trang ...
Nghe những lời linh hồn, nghe những lời linh hồn,
Trong mộ phần đen tối đen.

Người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao nguời,
mưa nào lên mấy vai, gió nào lên mấy trời.
Người đi qua đời tôi, đường xưa đầy lá úa,
Vàng xưa đầy dấu chân, đen tối vùng lãng quên.
Em đi qua đời anh không nhớ gì sao em?

http://nghenhacvang.net/song/2222/nguoi-di-qua-doi-toi.html


 

Uống rượu với người lính Bắc phương

Uống rượu với người lính Bắc phương
Tác giả: Phan Xuân Sinh

Hãy rót cho ta thêm cốc nữa đi
Ngồi với bạn hôm nay làm ta hứng chí
Chuyện ngày mai có chi đáng kể
Dẹp nó đi cho khỏi bận tâm
Thằng lính nào mà không rét lúc ra quân
Khi xung trận mà không té đái
Ta cũng có người yêu nhỏ dại
Mỏi mắt trông chờ song cửa quê nhà …
Chuyện sống chết căn bệnh trầm kha
Đâu dễ gì thoát vòng sinh mệnh
Những thằng lính thời nay không mang thù hận
Bạn hay thù chẳng một lằn ranh
Thôi hãy uống . Mọi chuyện bỏ lại sau
Nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu
Bày làm chi trò chơi xương máu
Để đôi bên nuôi mầm mống hận thù
Ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu
Chỉ có bạn, có ta là thua cuộc
Người yêu của bạn ở ngoài phương Bắc
Giờ này đang hối hả tránh bom
Hay thẩn thờ dõi mắt vào Nam
Để chờ người yêu mình trở thành liệt sĩ
Rồi cũng sẽ quên, như bao điều suy nghĩ
Tình yêu như một thứ điểm trang ?
Che đi chút dối lòng
Uống với bạn đêm nay ta phải uống thật say
Để không phải còn nhìn nhau hận thù ngun ngút

những ngày đầu xuân 1972

 Chiến tranh Việt Nam và tôi
Tác giả: Nguyễn Bắc Sơn

Lòng suối cạn phơi một bầy đá cuội
Rừng giáp rừng gió thổi cỏ lông măng
Đoàn quân anh đi những bóng cọp vằn
Gân mắt đỏ lạnh như tiền sắc mặt
Bốn chuyến di hành một ngày mệt ngất
Dừng chân nơi đây nói chuyện tiếu lâm chơi
Hãy tựa gốc cây hãy ngắm mây trời …
Hãy tưởng tượng mình đang đi picnic
Kẻ thù ta ơi các ngài du kích
Hãy tránh xa ra đừng chơi bắn nheo
Hãy tránh xa ra ta xin tí điều
Lúc này đây ta không thèm đánh giặc
Thèm uống chai bia thèm châm điếu thuốc
Thèm ngọt ngào giọng hát em chim xanh
Kẻ thù ta ơi những đứa xâm mình
Ăn muối đá mà điên say chiến đấu
Ta vốn hiền khô ta là lính cậu
Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
Xem cuộc chiến như tai trời ách nước
Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi
Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi
Suy nghĩ làm chi cho lao tâm khổ trí
Lũ chúng ta sống một đời vô vị
Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau
Mượn trời đất làm nơi đốt hỏa châu
Những cột khói giả rừng thiêng uốn khúc
Mang bom đạn chơi trò chơi pháo tết
Và máu xương làm phân bón rừng hoang

Biên cương hành

Biên cương hành
Tác giả: Phạm Ngọc Lư

Biên cương biên cương chào biên cương
Chào núi cao rừng thẳm nhiễu nhương
Máu đã nuôi rừng xanh xanh ngắt
Núi chập chùng như dãy mồ chôn
Gớm, gió Lào tanh mùi đất chết
Thổi lấp rừng già bạt núi non
Mùa khô tới theo chân thù địch
Ta về theo cho rậm chiến trường
Chiến trường ném binh như vãi đậu
Đoàn quân ma bay khắp bốn phương
Lớp lớp chồm lên đè bẹp núi
Núi mang cao điểm ngút oan hờn
Đá mang dáng dấp hình chinh phụ
Trơ vơ chóp núi đứng bồng con
Khu chiến ngày tràn lan lửa dậy
Đá Vọng Phu mọc khắp biên cương
Biên cương biên cương đi biền biệt
Chưa hết thanh xuân đã cùng đường
Trông núi có khi lầm bóng vợ
Ôm đá mà mơ chuyện yêu đương
Thôi em, sá chi ta mà đợi
Sá chi hạt cát giữa sa trường
Sa trường anh hùng còn vùi dập
Há rằng ta biết hẹn gì hơn ?

Đây biên cương, ghê thay biên cương !
Núi tiếp rừng, rừng tiếp khe truông
Hãi hùng chưa trời hoang mây rậm
Mùa mưa về báo hiệu tai ương
Quân len lỏi dưới tàn lá dữ
Lá xôn xao xanh mặt hoảng hồn
Sát khí đằng đằng rừng dựng tóc
Ma thiêng còn ngán bọn cô hồn
Cô hồn một lũ nơi quan tái
Có khi đã hóa thành thú muông
Cô hồn một lũ nơi đất trích
Vỗ đá mà ca ngông hát cuồng
Chém cây cho đỡ thèm giết chóc
Đỡ thèm môi mắt gái buôn hương

Đây biên cương, ghê thay biên cương !
Tử khí bốc lên dày như sương
Đá chảy mồ hôi rừng ứa máu
Rừng núi ơi ta đến chia buồn
Buồn quá giả làm con vượn hú
Nào ngờ ta con thú bị thương
Chiều hôm bắc tay làm loa gọi
Gọi ai nơi viễn xứ tha phương ?
Gọi ai giữa sơn cùng thủy tận ?
Ai người thiên cổ tiếc máu xương ?
Em đâu quê nhà chong mắt đợi
Hồn theo mây trắng ra biên cương
Thôi em, yêu chi ta thêm tội
Vô duyên xui rơi lược vỡ gương
Ngày về không hẹn ngày hôn lễ
Hoặc ngày ta mắt nhắm tay buông
Thôi em chớ liều thân cô phụ
Chiến trường nay lắm nỗi đoạn trường
Nơi nơi lạnh trăm dòng sông Dịch
Kinh Kha đời nay cả vạn muôn
Há một mình ta xuôi biên tái
“Nhất khứ bất phục phản” là thường !

Thôi em, còn chi ta mà đợi
Ngày về thân cạn máu khô xương
Ngày về hôn lễ hay tang lễ
Hề chi ! buổi chinh chiến tang thương
Hề chi ! kiếp cây rừng đá núi
Nghìn năm hồn quanh quẩn biên cương.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Xót xa ...




Tình cờ đọc được bài viết này mà sao tôi thấy xót xa quá, thương quá hỡi ơi! ...Đây chính là những đồng bào của tôi ...Những người trai một thời binh lửa, đầy lòng quả cảm , kiên cường. Các cha, các anh nào có tội tình chi đâu ??? Bởi cho dù bé nhỏ như con sâu, cái kiến thì chúng nó cũng còn muốn sống, hỏi thân phận con người làm sao chịu được cảnh cá chậu chim lồng ? huống gì còn đem tù đày hành hạ nghiệt ngã hằng bao con người - tệ hơn thảm cảnh dưới cuối tầng địa ngục ... ???  Quả đúng là hậu họa thảm khốc của "một nền văn minh phải thua chế độ man rợ" ... Cái đẹp , cái tốt trong tâm hồn và cả thể xác con người đã bị giết chết một cách tức tưởi, đớn đau, dã man, tàn nhẫn  ...

Tôi chợt nhớ lại những tháng ngày còn chiến tranh, loạn lạc... Mặc dù hồi ấy tôi hãy còn bé dại, mặc dù tôi đã từng rất ghê sợ cái thói tàn nhẫn lạnh lùng giết người không gớm tay của những người bộ đội CSBV và VC, trong những lần hãn hữu do tình thế cấp thiết phải đối đầu tiếp cận với họ,  tôi cũng vẫn biết rằng họ là những con người cùng nòi giống Việt, nói cùng một thứ tiếng Việt cũng như nhau thôi, và tôi cũng thật thà đối xử với họ bằng tình người với một lòng yêu thương vô hạn, bởi những cực khổ mà họ phải chịu đựng... Người dân quê hương tôi cũng thế, cũng mộc mạc và chân tình, cũng yêu người mà sống ... Nhớ ngày nào vào những ngày xuân 1968, dù sợ dù lo khi lần đầu tiên giáp mặt tử thần (vi xi) , tôi đã sẳn lòng chỉ chỗ cho họ sử dụng  kho lương thực - là nguồn nguyên liệu làm nghề của gia đình tôi - để họ qua đỡ cơn đói khát, tôi đã cùng với chị tôi - hai đứa trẻ con bé dại - trong hoàn cảnh hãi hùng hốt hoảng, vẫn cố gắng tận tay tìm lấy tấm dù trái sáng của gia đình, đặng quấn quanh tấm thân họ - bị thương tích nặng nề - đang run rẫy co giật, cho họ đỡ phần nào lạnh lẽo, chị em tôi vẫn tận tình tìm nước cho họ uống đỡ khi họ kêu khát, lúc sắp bị kiệt sức tàn hơi, tự tay tôi đã biết vuốt mắt và cầu nguyện cho linh hồn họ được mãi mãi thanh thản lúc họ lìa đời ... Rồi ngày hết tiếng súng, tôi trở về lại nhà cũ, thì gia đình tôi cùng với bà con cô bác đều đặn khói nhang cho những nấm mồ cô quạnh của phía họ, hãy còn nằm lẫn lộn trong nhà ở, đất ở của người dân trong thôn xóm chúng tôi. Cũng như những bà con cô bác xóm tôi, cha tôi cũng biết chỉ chỗ cho những người có trách nhiệm sau này cải táng đưa họ về nhà họ, để họ được ghi công liệt sĩ ... Đấy là những kỷ niệm trong đời sống của phần lớn bà con nhân dân miền nam chúng tôi trong thời chiến, với cuộc sống êm đềm hiền hòa, nhưng cũng đầy bất trắc từ các thảm họa chiến tranh, cuộc sống đó không ít gian nan và nhọc nhằn, hiểm nguy và chết chóc ... nhưng khi đất nước đã qua trang sử mới, tuy không thấy gì là may mắn, lòng người vẫn chân thành cùng nuôi niềm hy vọng chứa chan, cùng gửi bao mong ước vào một cuộc sống an lành hơn, khi quê hương thôi không còn bom đạn, vì từ đây đất nước đã có hòa bình ...

 Hòa Bình ơi!Tình yêu em như sông biển rộng, tình yêu em như lúa ngoài đồng , tình yêu em tát cạn biển đông. Hòa Bình ơi! ơi Hòa bình ơi! sao em nỡ lòng kẻ đợi người trông, sao em nỡ lòng lúa khô ngoài đồng , sao em nỡ lòng. Người về đây xin may áo cưới tặng người yêu vui  trong  gió mới... tôi đón em đi về...  tôi đón em đi về xây dựng lại tình quê. Hòa Bình ơi! chờ  trông nhau như con chờ mẹ, chờ trông nhau như gió mùa hè, chờ trông nhau nắng đẹp tình quê....Hòa Binh ơi ... ơi Hòa Bình ơi! ba mươi tuổi đời thoát từ vành nôi, ba mươi năm trời khổ đau nhiều  rồi, về  đây hỡi người ơi ...  về đây hỡi người ơi...

Khi tôi đang cùng với các bạn trang lứa bị bắt buộc lao vào những tháng ngày sinh hoạt hè tập thể liên miên , phải nhọc nhằn mãi miết với những buổi lao động trên các công trình thủy lợi như cơm bữa, phải ráng hòa mình say sưa ca hát theo nhóm với những bài hát kết đoàn, yêu chuộng hòa bình, ... tôi có biết đâu đằng sau cả một không khí hòa bình hồ hỡi đó, vẫn còn có biết bao nhiêu đồng bào tôi đang nuốt nước mắt vào trong lòng mà tiếp tục sống những kiếp đời nhẫn nhục đau thương ...

Tôi không thể nào ngờ được lại có một thứ hòa bình gì mà cay đắng như thế, trong khi người dân quê hương tôi luôn sẳn lòng đối xử chan chứa yêu thương với những người lính bên kia chiến tuyến, giúp đỡ họ bằng những thứ tình đồng hương, tình đồng loại trọn vẹn nhất cả từ vật chất đến tinh thần, chia sẽ cho nhau tất cả từ cái nhỏ đến cái lớn không hề tiếc, dù cuộc sống trước mắt vẫn còn dẫy đầy khó khăn chưa biết đến khi nào mới chấm dứt ... thì ở đâu đó trên khắp mọi miền đất nước này, những người cha anh của chúng tôi lại phải đón nhận những sự trả thù tàn bạo nhất ...Tôi có tất cả đến 3 người anh họ, cả thảy đều đi "học tập" mãi mãi chẳng có nổi ngày về ... Cha mẹ vợ con, anh chị em ruột thịt của họ phải chịu đựng thảm cảnh sống héo hon mỏi mòn, chút hy vọng mong manh lần hồi tàn phai theo năm tháng, cho đến khi rơi mãi...rơi mãi và cuối cùng là rơi hẳn vào trong niềm tuyệt vọng, tiếc thương ... 

Hỡi ơi! biết bao nhiêu là kỷ niệm gia đình với những ngày yêu thương thân ái cũ của tất cả chúng tôi mãi mãi nay còn đâu ???

Ngày ấy tuy đã xa rồi, nhưng vết thương này trong lòng người thì vẫn còn đau mãi , cũng bởi  : " Miếng ngon nhớ lâu, người hiền nhớ mãi, đòn đau nhớ đời " ....

 ----------

 http://www.youtube.com/watch?v=6cq8W2pjN_0&feature=player_embedded#t=111s

 Vụ án Trần Quang Trân ở trại tù Tiên Lãnh

(Trích đoạn hồi ký của Bác Sĩ PHÙNG VĂN HẠNH)
Tôi muốn nói lên những đau khổ chất ngất của anh em tù chính trị và quân đội trong ngục tù Tiên Lãnh. Làm y tế trại, tôi được gọi lên phòng kiên giam để xác nhận cái chết của Nguyễn Công Vĩnh. Trước kia anh to con, nhưng bây giờ xác anh teo tóp, co rúm, da bọc xương, gò má lồi cao, hai mắt mở trừng trừng. Anh ta chết vì đói. Bọn cai tù có lệnh không cho anh ăn uống. Bọn trật tự kể lại là những ngày cuối, trong mê sảng, anh bốc những con giòi bò trong đường cống  lên ăn, chắc anh tưởng là hạt cơm. Ðường cống là một cái rãnh dọc theo bờ tường phòng kiên giam, dùng cho tù phạm tiêu, tiểu tiện vào đấy. Chắc có nhiều hồi ký trại giam Cộng sản đã tả cái dã man, tinh vi của cái cùm sắt dài xuyên từ bờ tường này đến bờ tường kia. Cảnh cô độc, đói khát, mơ tưởng những món ăn thời tự do, những tiểu xảo để giết thì giờ thiên thu và để kéo dài chịu đựng, nói lên cái tàn bạo chưa từng có của kiên giam. Chuồng cọp Côn Ðảo là thiên đường sánh với kiên giam.

Vụ án Trần Quang Trân là một biến cố đặc biệt của trại Tiên Lãnh, nói lên tinh thần bất khuất của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ðây là một tổ chức có mục đích, hệ thống. Một hoạt động dũng cảm, nhiệt tình, có tính cách quy mô rộng lớn, bao gồm trên 100 sĩ quan và tù chính trị. Bởi thế, khi vỡ lỡ, công an điều tra mất vài tháng trước khi đưa nội vụ ra tòa với hai lần xử: phúc thẩm và chung thẩm. Bản án chung thẩm là: Tuyên truyền chống phá cách mạng, tổ chức cướp súng, cướp trại, âm mưu lật đổ chính quyền.

Sau đây là tên họ những người lãnh án phạt và thời gian ở tù thật sự:

-Thiếu úy Trần Quang Trân, án tử hình. Xử tử ngày 19.06.1982.
-Thiếu úy Trần Lân, án chung thân, ở tù 20 năm.
-Trung úy Ngô Văn Thạnh, án 20 năm, ở tù 19 năm.
-Ðại úy Nguyễn Văn Hưng, án 18 năm, ở tù 19 năm.
-Ðại úy Ðỗ Ngọc Nuôi, án 12 năm, ở tù 16 năm.
-Xã trưởng Võ Kinh, án 13 năm, ở tù 15 năm.
-Trung úy Ðỗ Văn Sĩ, án 13 năm, ở tù 16 năm.
-Ðại úy Ðinh Văn An, án 10 năm (chết trong tù Hàm Tân năm 1990).
-Trung sĩ Lê Cao Phúc, án 10 năm, ở tù 14 năm.
-Bác sĩ Tôn Thất Sang, án 10 năm, ở tù 15 năm.
-Lê Phò, án 10 năm, ở tù 10 năm.
-Ðại úy Nguyễn Minh, án 5 năm, ở tù 12 năm.
-Thiếu úy Huỳnh Tiến, án 3 năm, ở tù 11 năm.

Ngoài ra có một số bị kiên giam, song không bị án. Trong số những người kiên cường này, phải kể Nguyễn Văn Ngật, Nguyễn Văn Ðiểu, Lê Quang, Lê Xuân Mai, Phạm Lộc, Trần Thao, Châu Văn Mầu, Nguyễn Ngọc Trai, Trương Quang Ðông. Tóm lại có chừng 75 người xử theo biện pháp hành chánh, nghĩa là tập trung cải tạo vô thời hạn, không biết ngày nào về, trung bình ở tù 10 năm. Trừ hai người ra đi vĩnh viễn là anh Trân và An, số còn lại lãnh 9 thế kỷ tù tội. Chín thế kỷ đau thương triền miên ray rứt. Ðiểm đặc biệt của vụ án là lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ. Những người có án nặng là thiếu úy và trung úy.

Người được anh em mến phục nhất là anh Trần Quang Trân và Ðinh Văn An. Trân, người thon nhỏ, mặt trắng thư sinh. Tính tình bặt thiệp, ưa đùa cợt, làm thơ hay. Rất tiếc là thơ anh không ai ghi chép lại, vì thơ làm trong kiên giam không giấy bút. Song anh hơn Nguyễn Chí Thiện ở  chỗ là anh đọc thơ cho bọn Cộng sản giam giữ anh nghe. Làm thơ xong, anh đọc sang sảng, rất to,  cốt cho trại viên nghe, song cán bộ vội xua đuổi trại viên đi, không cho nghe những lời ca yêu nước, hạch tội bọn Cọng sản vong bản, nô dịch chủ thuyết ngoại lai, gieo rắc khổ đau cho nhân dân Việt Nam.

Trong đêm giao thừa đầu năm 1982, trong kiên giam lạnh lẽo, chờ ngày xử chung thẩm, anh ngâm nga:
Ðón giao thừa giữa bốn bức tường vôi
Xuân lạnh lùng quá mẹ Việt Nam ơi !
Bao giờ dẹp tan loài quỷ đỏ
Mẹ con mình no ấm, rộn niềm vui.
(chưa chắc đã đúng trong nguyên tác, chỉ vì nghe từ đàng xa, và lại thời gian xoi mòn trí nhớ).

Anh Trân thông minh hiếu học. Nếu đến được bến bờ tự do, anh sẽ là một chuyên viên điện tử có hạng. Trong tù, anh không ngừng trau dồi kiến thức, học thêm ngoại ngữ. Ở Kỳ Sơn, anh  được điều động lên cơ quan của tổng trại 2 để sửa chữa máy truyền tin và lắp ráp điện đài. Anh đã sửa chữa một máy dò tìm vàng nhãn hiệu Trung cộng, mà nhiều kỹ sư đào tạo ở miền Bắc bó tay. Anh là một chuyên viên điện tử tu nghiệp ở Nhật do tài trợ của hãng Panasonic. Với phương tiện nghèo nàn, anh tái tạo các linh kiện điện tử trong công việc sửa chữa hàng ngày cho cơ quan, và lắp ráp những đài thu thanh nhỏ cầm tay, phân phát cho các trại. Ðể che mắt bọn cán bộ, linh kiện được lắp vào các máy đo điện đã hư. Muốn máy phát động, chỉ cần lắp vào một dây dẫn điện ngắn, và có thể nghe nhiều đài phát thanh ngoại quốc như VOA, BBC v..v.. Nhờ thế, tin tức về cuộc tấn công của Trung Quốc vào miền Bắc, chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ đều được phổ biến bí mật cho trại viên để nuôi dưỡng ý chí quật cường. Trại Kỳ Sơn, với quy chế tù binh, chế độ ăn uống, lao động không khắc nghiệt như trại Tiên Lãnh. Tôi nghĩ rằng quân đội miền Bắc XHCN cũng tự hào về thành tích của họ, song không biết họ có thấy xấu hổ khi đem đồng loại khác chính kiến ra hành hạ, đem bắn lén nhiều sĩ quan như vụ bắn Ðại tá Võ Vàng, bề hội đồng Thiếu úy Huỳnh Tiết, một sĩ quan trẻ miền Nam giỏi võ. Hận thù giai cấp đã làm họ tối mắt, không biết gì đến tinh thần thượng võ và tình thương đồng loại. Chiến thắng lẫy lừng, cuối cùng là để nhốt đồng loại vào trại tập trung hành hạ, còn Mỹ thì cao chạy xa bay rồi.

Cuối năm 1978, sĩ quan trại Kỳ Sơn chuyển qua Tiên Lãnh. Công an là chuyên viên cai quản tù trong XHCN. Những phương thức đàn áp như lao động cưỡng bách, hạn chế dinh dưỡng, nội quy sắt máu, trừng trị tàn bạo tối đa là truyền thống quy củ trong quần đảo Goulag, nhà tù Trung Cộng, và một loạt nhà tù miền Bắc mà nghe tên ai cũng giật mình. Tất cả những phương thức ấy đều được áp dụng ở trại Tiên Lãnh. Vài tháng sau nhập trại, toàn thể sĩ quan trở nên rách rưới, ốm đói, phờ phạc, hãi hùng. Vài người quá tuyệt vọng đã tự tử chết. Trung tá Bình, Ðại úy Quy trốn trại không thoát. Ðã có lệnh từ trên là bắn chết một người để làm khiếp hãi trại viên. Trên đường áp giải hai người trốn trại, bọn công an đã bắn lén từ phía sau, giết Trung tá Bình và  tri hô lên là vì tù nhân chạy trốn. Tôi có khám tử thi, và thấy vết thương có lỗ vào phía sau lưng, đen thuốc súng, chứng tỏ nạn nhân bị bắn rất gần. Thật là một thời kỳ u ám. Nhiều sĩ quan cấp  tá bị kiên giam rồi chuyển đi trại Ðồng Mô. Số người sợ hãi bị chiêu dụ làm ăng-ten tăng lên đáng kể. Soát phòng liên miên. Trại đông người lại có nhiều trại lẻ ở xa, ban giám thị cần một  hệ thống liên lạc hữu hiệu, nên anh Trân lại được kêu ra để thiết lập một tổng đài điện thoại, đài liên lạc vô tuyến với Ty Công an. Anh và Trần Lân được ở một căn nhà nhỏ riêng biệt dùng làm xưởng sửa chữa máy móc điện tử. Các cán bộ trong trại cũng nhờ sửa những máy thu thanh cá nhân. Vì là việc làm không công, họ thường bồi dưỡng anh thịt, trứng v..v.. Nhưng anh Trân không vì những ưu đãi ấy mà quên anh em. Anh lặp lại việc đã làm tại trại Kỳ Sơn là lắp một máy thu thanh để nghe lén các đài ngoại quốc. Anh đã thành công ở Kỳ Sơn vì không bị phát hiện, nhưng lần nầy không may. Trong vụ án xử anh và bạn hữu, chỉ có độc nhất một tang chứng là  cái máy đo điện trở, trong đó anh có lắp linh kiện điện tử để nghe đài phát thanh. Các người bị kêu án là những người có ký vào bản nhận tội khi công an tra tấn hoặc đe dọa. Có nhiều người giữ nhiệm vụ quan trọng, song một mực chối hết, nên chỉ bị trừng trị bằng biện pháp hành chánh. Có bằng cớ gì đâu, chẳng qua là nói miệng với nhau, chứ đâu có hội họp biên bản gì.  Song cuối cùng biện pháp hành chánh cũng giam giữ rất lâu, ít nhất là trên mười năm. Nhiều khi hơn nữa. Xử án chỉ là bày trò hình thức.

Phân tích vụ án ta thấy hai phần rõ rệt: Phần loan truyền tin tức ngoại quốc đem lại hưng phấn cho trại viên, ví dụ như cuộc nổi dậy của nhóm Fulro, cuộc bao vây kinh tế Việt Nam của Tổng thống Mỹ Reagan. Vì oán hận lối đối xử dã man tàn bạo của bọn Cộng sản, ai cũng vui mừng khi nghe những tin bất lợi cho chúng. Chẳng thấy viễn ảnh ngày về, những tin ấy mang lại chút hy vọng mong manh. Ví dụ trường hợp bác sĩ Tôn Thất Sang làm y tế cho trại Na sơn. Sang vào tù vì tội vượt biên. Anh có nói một câu đơn giản mà bị án 10 năm. Nhân Lê Phò, từ trại Na Sơn về  trại chính, anh nhắn với Trân là có tin tức gì hay nói cho “mệ” biết với (con cháu vua thường tự  xưng là mệ). Sang không có tham gia gì vào tổ chức. Chỉ nghe câu ấy mà không báo cáo với cán bộ, Phò cũng lãnh án 10 năm. Thật là một chuyện không thể tưởng tượng nổi, mà các nhà luật học khi nghe phải sững sờ. Những thiệt hại mà anh Sang phải chịu trong tù đày, cùng những hậu  quả dai dẳng trong cuộc sống định cư ở Mỹ, ai sẽ chịu trách nhiệm đây ? Các nhà luật học phải có biện pháp đưa bọn Cộng sản Việt Nam ra tòa án quốc tế để trả lời những tội ác đối với hàng triệu người vô tội.

Phần thứ hai của vụ án là tổ chức cướp súng, cướp trại, đánh quận Tiên Phước, liên lạc với cuộc nổi dậy Fulro lập chiến khu v..v..là những tiết lộ của đại úy Nguyễn Văn Hưng. Anh nói: “Hệ thống nầy suốt trong thời gian ở tù và sau này khi còn ở Việt Nam, tôi không hề tiết lộ cho ai. Nhưng nay (anh đã định cư tại Mỹ) theo yêu cầu của một số anh em, chúng tôi xin ghi lại chi tiết”. Anh cho biết anh điều khiển tổ chức trong nhiệm vụ là Tổng thư ký. Trân chỉ là trưởng ban liên lạc ngoại vụ. Trần Lân lo liên lạc với Fulro. Ðinh Văn An (chết trong tù) đại đội trưởng đội xung kích, lo chiếm kho súng của trại. Thiếu tá Lê Quang là trung đoàn trưởng trung đoàn giải phóng Quảng Nam Ðà Nẵng. Anh còn tiết lộ nhiều ủy viên khác. Nói chung, anh em đã có ý chí quật cường, có can đảm chấp nhận hiểm nguy. Tiếp xúc với Fulro là có thật; nhân đi lao động ở Trà Nóc, lúc còn ở trại Kỳ Sơn. Nghiên cứu về khả năng cướp súng là có thật. Ngoài ra những điều khác chỉ nằm trong mơ ước

Phiên tòa dựng lên gọi là “tòa án nhân dân tối cao”, có cán bộ ở Hà Nội vào dự, chỉ là xử cái ước mơ đó, chứ không có một hành động phá hoại nào cụ thể. Trị từ trong tư tưởng. Cái dã man,   phi lý và luật rừng là ở đó.

Phiên tòa đúng là một trò hề. Xử trong trại vì sợ dư luận dân chúng. Không có luật sư biện hộ. Chánh án, phụ thẩm .... ăn bận lôi thôi. Bà phụ thẩm có tên là Chát, mặc áo cụt, ăn trầu, ngồi chồm hổm trên ghế , ăn nói thiếu văn hóa. Chỉ có lính công an là mặc đại lễ. Bị can cũng bị bịt mắt dẫn vào, vành móng ngựa là một hàng ghế dài. Trại viên được nghỉ lao động để dự phiên tòa, một biện pháp răn đe. Nói là cho bị can tự biện hộ, song ai nói ra lời nào thì bị chận lại ngay. Phiên tòa chỉ có chánh án, phụ thẩm nói. Phán quyết thì đem ra hỏi trại viên:
-Tên A có phải là phản động không? (Trại viên đuợc các ăng-tên mớm lời)
-Phải.
-Có đáng tử hình không?
-Rất đáng.
Ðúng là một tòa án nhân dân trong cải cách ruộng đất. Phần lớn trại viên trả lời lí nhí. Một số khác im lặng.

Phải nói anh Trân là một người trẻ tuổi nhưng rất chững chạc, đầy lòng vị tha và suy nghĩ. Anh thấy ý định của bọn Cộng sản là phải có một án tử hình trong vụ nầy, anh đứng ra lãnh cái chết cho anh em. Anh chịu nhận tội, và thay mặt anh em, tỏ ra cái khí phách của một sĩ quan có lý tưởng quốc gia. Trước phiên tòa, anh không nói “thưa quan tòa” như ấn định. Anh gọi họ là 'các ông” làm chánh án tức giận đập bàn nhắc lại. Song anh không đổi cách xưng hô. Khi chánh  án hỏi anh:

-Các anh đã được chính phủ khoan hồng cho vào đây để học tập cải tạo. Các anh không thành tâm hối lỗi, mà tổ chức chống đối. Ðộng cơ nào thúc đẩy các anh làm việc ấy?

-Các ông không có quyền xử tôi, vì các ông không có tổ quốc, mà chỉ là tay sai đế quốc Cộng sản. Các ông không xứng đáng để tôi đối đáp. Lịch sử, dân tộc Việt Nam sẽ xử các ông. Chế độ các ông là một chế độ phi nhân, tàn khốc. Nhà tù mọc lên khắp nơi. Dân chúng đói khổ lầm than, còn các ông sống phè phỡn. Nhà tù của các ông là địa ngục sống trên trần gian.

Chánh án lại đập bàn bảo anh im, song anh cứ nói cho hết ý. Một công an phải chồm tới, bịt miệng anh lại. Thật là hài hước, chốn công đường mà không có tự do ngôn luận.

Khi tòa tuyên bố bản án tử hình và cho anh nói lời cuối cùng:
-Tôi biết chắc là chế độ phi nhân, tàn ác chưa từng có trong lịch sử loài người của các ông gần đến ngày cáo chung. Chỉ tiếc là tôi không còn sống để phục vụ đất nước.

(Nội dung những lời đối đáp trên đây rất trung thực. Tuy nhiên đây không phải là những lời ghi chép tại chỗ, người nghe chỉ ghi lại theo trí nhớ).

Thái độ hiên ngang bình tỉnh, giọng nói chắc nịch không chút run rẩy của anh làm cho cả hội trường bàng hoàng. Bọn công an, tổ xứ án sạm mặt trước khí thế hùng dũng của anh.

Sau khi xử án, chúng cho anh một thời gian suy nghĩ lại và xin ân xá. Song anh không viết đơn xin ân xá, vì anh biết đó chỉ là một đòn tâm lý để làm giảm nhuệ khí của anh. Thế nào bọn chúng cũng đem anh ra bắn. Xin xỏ chỉ thêm nhục. Bởi thế, trong thời gian chờ đợi, anh làm thơ  và  đọc to lên, mạt sát chế độ tàn ác của Cộng sản. Sợ gương anh ảnh hưởng đến trại viên khác và làm mất mặt chế độ, chúng đem anh ra bắn trước thời gian dự định.

Ngày 19.06.1982, lúc 12 giờ, chúng bịt mắt anh đẩy anh lên xe đưa ra pháp trường. Toàn thể trại viên bị lùa vào phòng, đóng cửa nhốt lại. Ra đến cổng trại, anh Trân la to:

-Xin vĩnh biệt anh em. Bọn Cộng sản đưa tôi đi bắn đây. “Ðả đảo Hồ Chí Minh!” “Ðả đảo Cộng sản!” “Dân tộc Việt Nam sẽ chiến thắng Cộng sản!”.

Anh còn muốn hô nhiều khẩu hiệu nữa, song bọn công an đè anh xuống, nhét chanh vào miệng. Sang bên cơ quan, anh ký tên vào bản án, chấp nhận tử hình. Chúng dọn ra trước mặt anh một mâm cơm thịnh soạn. Anh từ chối không ăn và dặn mang vào phòng giam cho bạn bè đang đói. Ra pháp trường anh không chịu trói và bịt mắt. Anh té nghiêng xuống sau loạt súng đầu.  Một tên công an đến bắn phát ân huệ vào thái dương.

Trong tù tôi có lần nói chuyện với Trân. Anh ta cho rằng chừng cuối thế kỷ, chế độ Cộng sản sẽ cáo chung. Anh chết đi và không ngờ là thành trì của XHCN Liên Xô và Ðông Âu tiêu tan 10 năm trước lời tiên đoán. Song chế độ Hà Nội vẫn còn tồn tại mặc dầu biến chất đi nhiều. Lạc  quan nay ở trong trận tuyến của ta. Ta chỉ đi lên, bọn chúng chỉ đi xuống. Trang sử đau buồn, đầy phản phúc, nham hiểm, tàn bạo từ 1945 đến nay sắp cáo chung. Cơ hội cho những người muốn đóng góp để xây dựng cho một nước Việt Nam thật sự tiến bộ và dân chủ, một xã hội công bằng và thịnh vượng sắp thành hình. Chỉ tiếc là thiếu mặt anh Trân, như lời nói cuối cùng của anh trước tòa án.

Anh Trân là người anh hùng bất đắc dĩ. Hoàn cảnh đã xô đẩy anh đứng trước một chọn lựa. Anh đã có chọn lựa đầy suy nghĩ và trách nhiệm. Việc phải làm, không đùn lại cho ai, tự mình gánh lấy. Anh chết đi để lại người vợ trẻ và hai con gái. Anh là người có thiện tâm, người tốt nhất trong chúng ta như lời Tổng Thống Kennedy: “Những người tốt nhất trong chúng ta đã chết”.

Bác Sĩ PHÙNG VĂN HẠNH
(Bản nguyên tác của người viết)



 

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

NỢ ÂN TÌNH


Tiếc thương CHIẾN SĨ TRẬN VONG 




...Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao ... 


Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Văn đâu nhất thiết phải là người ? Nói văn là người nhiều khi chẳng đúng ...




NGUYỄN TRỌNG LUÂN
Đêm cuối cùng mẹ ru con

Viết tặng Mẹ đồng đội tôi, liệt sỹ Phí Văn Măng

Biền biệt bốn chục năm mẹ đón con về
Đồng đã gặt rồi, đón con rơm vàng xóm ngõ
Tám mươi tuổi mẹ lại bồng con, vườn nhà nức nở
Nức nở tiếng ru à...ơi!

Đêm nay nhà mình đèn lại sáng choang
Nước mắt tưởng khô mấy chục năm không khô nổi
Thức cùng con đêm nay
Mai con lại đi rồi

Mẹ lại bồng con à ơi!
Hài cốt quấn vuông vải mới
Có tã lót nào đau xé lòng đến thế
Mẹ ru con quằn quại tiếng trống kèn



Cái tên cửa ngõ Sài Gòn
Ba ba năm mẹ nằm mơ, đêm nào cũng thấy.
Ngày Một, ngày Rằm thắp hương bánh Cáy
Ngày thường rau tập tàng cua ốc...à ơi!

Mai lại đưa con đi với đồng đội con rồi
Nghĩa trang heo heo gió tím
À...ơi...! Ngủ đi con, đêm nay mẹ ru con lần cuối
À...ơi!

Hà Nội, tháng 12-2008
N.T.L


-------

Đọc bài thơ trên tôi thấy mình xúc động, và tôi (có lẽ cũng như ít nhiều người đọc khác )  đã rưng rưng thương cảm cho những bà mẹ miền bắc xa xôi tội nghiệp. Bởi có người Việt Nam nào mà không phải da vàng , máu đỏ ? Có bà mẹ VN nào ngồi khóc với xác con mà chẳng thấy đáng thương ?

Nhưng vì đâu anh chết ? Vì ai anh phải chết ?

 
Thử trả lời những câu hỏi này, và phải có sự dũng cảm dám nhìn thẳng vào thực tế xã hội, đất nước, con người VN hôm nay, bằng một cái nhìn thấu suốt, chân thật, thì mới thấy hết được tính chất nghiệt ngã của những cái chết tưởng như là vinh quang nhưng hóa ra lại hoàn toàn vô nghĩa lý và quả là không cần thiết ...

Rồi khi tìm hiểu thêm và biết được ít nhiều về tác giả Nguyễn Trọng Luân thì tôi lại thấy chán quá chán, đọc văn của ổng cũng rặt chỉ  thấy chán chết bà, bởi vì nó không có được bao nhiêu % sự thật. Chỉ toàn những thứ cảm tính một chiều và những hào quang bốc phét của một dĩ vãng sai lầm. Tác giả thường có những hoang tưởng tự hào về chiến tích và cách nhìn địch ta lộn xộn, mà ông ấy không tự hiểu được thân phận của mình và của những đồng đội ông ấy : thân phận của một kẻ chiến binh xâm lược, thân phận của những kẻ đã đi gieo rắc tai ương chết chóc cho chính những đồng bào ruột thịt của mình, nói một cách trần trụi hơn, thì đó là những kẻ đi ăn cắp ( ăn cướp) mất hạnh phúc, tự do của chính nhân dân mình, của dân tộc mình ... rồi tự cho mình là vẻ vang, là vinh quang, là yêu nước ... v.v... 


Không - Trăm lần không - Ngàn lần không - Những kẻ chiến đấu dưới ngọn cờ xâm lược không bao giờ là vẻ vang cả ...

Nếu có kẻ nào còn tự hào về những chiến tích giết dân, hại nước ấy, thì đó chính là những lũ thú người ...

- Lũ thú người nhảy múa huênh hoang
Ngửa mặt hú mãi một bài ca chủ nghĩa ...

( Thơ TRỊNH NGỮ NGÔN)
 

Thơ văn có đi được vào lòng người, có đi được cùng năm tháng mãi mãi hay không ... cũng còn tùy thuộc rất nhiều ở nhân cách của chính những nhà văn, nhà thơ ấy ...

                                           Chiến thắng "Bạch Đằng trên cạn " của lũ thú người không tim, không óc .

Việt Nam ơi

  
Việt Nam ơi

Những áo quần rách rưới
Những hàng cây đắm mình vào bóng tối
Chiều mờ sương leo lắt đèn dầu
Lũ trẻ ngồi quanh mâm gỗ
Lèo tèo mì luộc canh rau

Mấy mươi năm vẫn mái tranh này
Dòng sông đen nước cạn
Tiếng loa đầu dốc lạnh
Tin chiến trận miền xa

Những người đi chưa về
Những quả bom hầm hào sụt lở
Những tên tướng những lời hăm dọa
Người ta định làm gì Người nữa
Việt Nam ơi?

Mấy mươi năm đã mấy lớp người
Chia lìa gục ngã
Đã tận cùng nỗi khổ
Người ta còn muốn gì Người nữa
Việt Nam ơi?
Người đau thương, tôi gắng gượng mỉm cười
Gắng tin tưởng nhưng lòng tôi có hạn
Chiều nay lạnh, tôi nghẹn ngào muốn khóc
Xin Người tha thứ, Việt Nam ơi

Tổ quốc là nơi tỏa bóng yên vui
Nơi nghĩ đến lòng ta yên tĩnh nhất
Nhưng nghĩ đến Người lòng tôi rách nát
Xin Người đừng trách giận, Việt Nam ơi

Tôi làm sao sống được nếu xa Người
Như giọt nước bậu vào bụi cỏ
Như châu chấu ôm ghì bông lúa
Người đẩy ra tôi lại bám lấy Người
Không vì thế mà Người khinh tôi chứ
Việt Nam ơi.

Không vì tôi đau khổ rã rời
Mà Người ghét bỏ?
Xin Người đừng nhìn tôi như kẻ lạ
Xin Người đừng ghẻ lạnh, Việt Nam ơi

Người có triệu chúng tôi, tôi chỉ có một Người
Tất cả sẽ ra sao
Mảnh đất nghèo máu ứa?
Người sẽ đi đến đâu
Hả Việt Nam khốn khổ?
Đến bao giờ bông lúa
Là tình yêu của Người?

Đến bao giờ ngày vui
Như chim về bên cửa?
Đến bao giờ Người mới được nghỉ ngơi
Trong nắng ấm và tiếng cười trẻ nhỏ?
Đến bao giờ ? đến bao giờ nữa
Việt Nam ơi?

(Lưu Quang Vũ - Tập thơ Bầy Ong Trong Đêm Sâu)


Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Sợ sâu sao sâu sợ ? hahaha ...hahaha...

Đất nước của những bầy sâu
Trần Mạnh Hảo

“…Không chỉ một con sâu mà cả bầy sâu đang tàn phá đất nước…”
Lời ông Trương Tấn Sang chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam




Có phải sông Hồng ầm ầm gõ biển ?
Thủy Tinh đại chiến Sơn Tinh ?
Núi chạy Trường Sơn bão đá ?
Không phải động đất
Không phải sóng thần
Những bầy sậu hành quân
Những bầy sâu đi xe hơi đắt nhất
Sâu đo chúa độc quyền đo sự thật
Thước đo sâu đo chân lý trò chơi
Thương con em ta nhiễm trùng sâu giáo dục
Tự do cho sâu và tù ngục cho người
Hoa hồng ơi sao em ứa máu ?
Trái sắp thơm cành sao trái thối vì đâu ?
Lúa đồng ơi sao lúa đồng héo úa ?
Lộc non rũ tàn vì đất nước đầy sâu
Thương Tổ Quốc sâu toàn quyền đục khoét
Đất nước rùng mình
Dân tộc lẽ nào ngồi đợi chết ?
Những bầy sâu đỏ sắc yêu tinh
Những bầy sâu đi vò xé đất nước
Sâu đục khoét tâm hồn
Sâu đục thân thể xác
Sâu mở hội thiên đường khiêng nước Việt đi chôn ….

Sài Gòn ngày 05-5-2013
Trần Mạnh Hảo


 

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

 Đất nước

 


Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe nặng nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi
Hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về lòng mẹ lặng im



TẠ HỮU YÊN

BAO GIỜ TRỞ LẠI

HOÀNG TRUNG THÔNG
 

Các anh đi
Ngày ấy đã lâu rồi
Xóm làng tôi còn nhớ mãi
Các anh đi
Bao giờ trở lại ?
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong

Làng tôi nghèo
Nho nhỏ bên sông
Gió bắc lạnh lùng
Thổi vào mái rạ
Làng tôi nghèo
Gió mưa tơi tả,
Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi,

Các anh về mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ
Các anh về tưng bừng trước ngõ
Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nậu.
Vui đàn con ở rừng sâu mới về.

Từ lưng đèo
Dốc núi mù che
Các anh về
Xôn xao làng tôi bé nhỏ
Nhà lá đơn sơ,
Tấm lòng rộng mở,
Nồi cơm nấu dở
Bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau

Anh giờ đánh giặc nơi đâu ?
Chiềng Vang, Vụ Bản hay vào Trị Thiên?
Làng tôi thắng lợi mùa chiêm
Lúa thêm xanh ngọn, khoai thêm thắm vồng
Giảm tô hai vụ vừa xong
Đêm đêm ánh đuốc dân công rực đuờng
Dẫu rằng núi gió, đèo sương
Sợ ạnh.máu.nhuộm chiến trường thấm chi

Bấm tay tính buổi anh đi
Mẹ thường vẫn nhắc biết khi nào về?
Lúa xanh xanh ngắt chân đê
Anh đi là để giữ quê quán mình
Cây đa, bến nước, sân đình
Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường
Hoa cau thơm ngát đầu nương
Anh đi là giữ tình thương dạt dào

Các anh đi
Khi nào trở lại
Xóm làng tôi
Trai gái vẫn chờ mong…





Ðôi bờ


                          Quang Dũng

 



Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai ?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai ?

Rét mướt mùa sau từng xuất ngự

Kinh thành em có nhớ ta chăng
Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến
Hiu hắt chiều sông lạnh bến Tề

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa

Ðêm đêm sông Ðáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ

Xa quá rồi em người mỗi ngả

Bên này đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào ?